Cùng tour du lịch Hàn Quốc giá rẻ tìm hiểu về ngày Gwangbok-Jeol của Hàn Quốc nhé.
Ngày 15/8 là ngày đánh dấu sự ra đời của chính phủ Đại Hàn Dân Quốc sau khi thoát khỏi ách thống trị của thực dân Nhật. Ngày này trong tiếng Hàn được gọi là “Gwangbok-jeol”, chữ “jeol” tức là “ngày/lễ”, còn “Gwangbok” (광복) có nghĩa là “Quang phục” tức là “tìm lại được ánh sáng” hay nói cách khác là “tìm lại chủ quyền đất nước”.
Có nhiều tài liệu dịch đây là ngày Quốc khánh, nhưng cũng có tài liệu gọi đây là ngày Độc lập. Thực ra ý nghĩa của nó không khác mấy, tuy nhiên cách gọi “ngày Độc lập” là để phân biệt với 2 ngày khác cũng từng được xem là ngày Quốc khánh của Hàn Quốc. Hai ngày đó là ngày 1/3 kỷ niệm phong trào đấu tranh giành độc lập quy mô lớn vào thời kỳ Nhật chiếm đóng và ngày 3/10 – Ngày lập quốc chỉ ngày thành lập nhà nước do vua Dangun trị vì năm 2333 trước công nguyên.
Ngày 15/8 bắt đầu chính thức được quy định là ngày lễ mang tính quốc gia từ 1/10/1949. Trong ngày này, có rất nhiều các hoạt động kỷ niệm diễn ra trên khắp mọi miền của Hàn Quốc. Có 1 điểm cũng giống như ở Việt Nam là mọi người dân đều treo cờ Thái cực (quốc kỳ của Hàn Quốc) trong ngày Quốc khánh này.
Thêm một điều đặc biệt nữa là trong ngày Quốc khánh, bạn sẽ được miễn phí khi đi trên một số tuyến đường sắt, xe bus nội hạt Seoul hay trong khu vực tỉnh Gyeonggi. Ngoài ra, bạn cũng có thể được miễn phí vé vào thăm các khu di tích xưa như Cố cung hay các công viên quốc gia.
Nhắc đến ngày 15/8 là nhắc đến 1 quá khứ, 1 lịch sử đau thương và hào hùng của nhân dân Hàn Quốc. Nó cũng gợi nhớ đến mối quan hệ giữa Hàn Quốc và 1 cường quốc kinh tế khác của châu Á là Nhật Bản. Như đã nói ở trên, Nhật Bản đã từng xâm chiếm, đô hộ lãnh thổ Hàn Quốc trong hàng chục năm. Và bởi vậy, dù đã được giải phóng hoàn toàn khỏi thực dân Nhật gần 1 thế kỷ nhưng có thể nói quan hệ giữa hai nước Nhật–Hàn vẫn luôn trong tình trạng nhạy cảm bởi những khúc mắc do lịch sử để lại.
Bên cạnh đó, hai quốc gia còn có nhiều điểm khá tương đồng với nhau về mặt vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, quá trình vươn lên trở thành cường quốc kinh tế trên thế giới, cho nên việc cạnh tranh với nhau trên trường quốc tế là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, hai nước cũng phải cùng đối mặt với không ít khó khăn chung như sự trỗi dậy của các nước công nghiệp mới, mối nguy đe dọa từ vũ khí hạt nhân Bắc Triều Tiên, thiên tai… bởi vậy dù muốn hay không, 2 quốc gia nằm sát nhau này cũng cần thiết phải bắt tay hợp tác với nhau. Nói tóm lại, quan hệ giữa 2 cường quốc châu Á Hàn Quốc và Nhật Bản là mối quan hệ truyền thống, gắn kết chặt chẽ song cũng đã và đang trải qua không ít sóng gió mà tiêu biểu là vấn đề tranh chấp đảo Dokdo trong thời gian gần đây.
Dokdo, theo tiếng Hàn có nghĩa là “Độc đảo” hay Takeshima (Trúc đảo) theo tiếng Nhật, gồm hơn 30 hòn đảo nhỏ với tổng diện tích khoảng 0,19km2, nằm trên vùng biển giữa Nhật Bản và Hàn Quốc vốn là cội nguồn tranh chấp từ lâu giữa hai nước. Dù chỉ là những đảo đá nhưng quần đảo Dokdo có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng, án ngữ tuyến hàng hải và hàng không trọng yếu, đồng thời lại giàu tiềm năng khoáng sản và khí đốt. Sau cuộc chiến tranh với Nga đầu thế kỷ 20, Nhật Bản đã kiểm soát quần đảo này cho tới kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Tuy nhiên, Seoul lại khẳng định các hòn đảo ở đây thuộc chủ quyền của Hàn Quốc từ thế kỷ thứ 6.
Tranh chấp chủ quyền quần đảo Dokdo là một vấn đề lịch sử tồn tại hàng thế kỷ nay giữa Nhật Bản và Hàn Quốc và thường xuyên xảy ra căng thẳng nếu xuất hiện bất kỳ động thái nào nhằm khẳng định chủ quyền. Những căng thẳng đó càng được đẩy cao hơn khi gần đây Nhật Bản liên tiếp có những hành động khẳng định chủ quyền với Dokdo như thông qua Sách trắng quốc phòng năm 2011 với nội dung khẳng định đảo Dokdo thuộc chủ quyền Nhật Bản, phản đối chuyến bay qua không phận đảo Dokdo của hãng hàng không quốc gia Hàn Quốc Korean Air cũng như kế hoạch tới thăm đảo Ulleung, hòn đảo gần nhất với đảo Dokdo của các nghị sỹ của đảng đối lập Dân chủ tự do Nhật Bản. Đáp lại, Hàn Quốc cũng tỏ thái độ cương quyết và không nhượng bộ Nhật Bản trong vấn đề này.
Trong tình thế này, tranh chấp giữa Nhật Bản và Hàn Quốc không chỉ thường xuyên bùng phát mà còn cản trở khá nhiều tới quan hệ hợp tác giữa hai nước. Nhìn chung, có lẽ phải rất lâu hai bên mới có thể giải quyết hoàn toàn mâu thuẫn này bởi chuyện tranh chấp lãnh thổ xưa nay chưa bao giờ là chuyện dễ giải quyết cả. Chúng ta hãy cùng hi vọng cả 2 bên sẽ bình tĩnh để tìm ra giải pháp hợp lý, chấm dứt những tranh cãi đã tồn tại hàng chục năm này nhé.
>>> Có thể bạn quan tâm: tour du lịch thái lan 5 ngày 4 đêm chi phí trọn gói với rất nhiều các dịch vụ ưu đãi tại Hanoi Tourism.
Nguồn: Sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét